Nhân khẩu Java

Jakarta là thủ đô của Indonesia.
Lịch sử dân số
NămSố dân±%
1971 76.086.320—    
1980 91.269.528+20.0%
1990 107.581.306+17.9%
2000 121.352.608+12.8%
2010 136.610.590+12.6%
2015 145.013.583+6.2%
Nguồn:[19][20] refers to the administrative region

Theo điều tra nhân khẩu năm 2015, Java có 145 triệu cư dân (bao gồm cả Madura),[21] ước tính vào năm 2014 là 143,1 triệu (bao gồm Madura), Java là đảo đông dân nhất trên thế giới và là nơi cư trú của 57% dân số Indonesia.[21] Mật độ dân số trên đảo là hơn 1.100 người/km² vào năm 2014, do đó Java còn là một trong những nơi có dân cư dày đặc nhất thế giới, ngang với Bangladesh. Các khu vực trên đảo đều có nhiều núi lửa, cư dân chia sẻ những vùng đất bằng phẳng hơn còn lại. Do đó, nhiều khu vực duyên hải có đông dân cư, và các thành phố nằm vây quanh các thung lũng giữa các đỉnh núi lửa.

Mức tăng trưởng dân số cao khiến Trung Java trì trệ trong giai đoạn 2010–2015, gây ra tình trạng di cư và các vấn đề khác, ngoài ra còn có các vụ phun trào núi lửa trong giai đoạn trước đó. Khoảng 45% dân số Indonesia là người Java,[22] còn người Sunda cũng chiếm một phần lớn trong thành phần dân cư đảo Java.

Kể từ thập niên 1970 cho đến khi chế độ Suharto sụp đổ vào năm 1998, chính phủ Indonesia thi hành các chương trình chuyển cư nhằm mục đích tái định cư cư dân Java đến các đảo thưa dân của Indonesia. Chương trình này có kết quả khác nhau, đôi khi gây ra xung đột giữa người bản địa và những người định cư mới đến. Tuy thế, nó khiến tỷ lệ của cư dân Java trong tổng dân số Indonesia bị giảm dần.

Phần phía tây của đảo (Tây Java, Banten và Jakarta) có mật độ dân số cao hơn, gần 1.500 người/km².[21] Khu vực này có ba vùng đô thị là Đại Jakarta (với các vùng ngoại vi của Đại Serang và Đại Sukabumi), Đại Bandung và Đại Cirebon. Jakarta và vùng ngoại vi có cư dân đến từ khắp đất nước. Đông Java có dân tộc Bali, cùng với lượng lớn người Madura do đây vốn là cộng đồng nghèo nàn.

Tỉnh hoặc đặc khuThủ phủDiện tích
km²
Diện tích
%
Dân số
(2000)[23]
Dân số
(2010)[23]
Dân số
(2015)[24]
Mật độ
(2015)
BantenSerang9.662,927,18.098.27710.632.16611.934.3731.235
Jakarta664,010,58.361.0799.607.78710.154.13415.292
Tây JavaBandung35.377,7627,135.724.09343.053.73246.668.2241.319
Miền Tây Java
(3 khu vực trên)
45.704,6934,752.183.44963.293.68568.756.7311.504
Trung JavaSemarang32,800.6925.331,223,25832,382,65733,753,0231,029
YogyakartaYogyakarta3.133,152,43.121.0453.457.4913.675.7681.173
Miền Trung Java
(2 khu vực trên)
35.933,8427,734.344.30335.840.14837.428.7911.041
Đông JavaSurabaya47.799,7537,334.765.99337.476.75738.828.061812
Vùng JavaJakarta129.438,28100%121.293.745136.610.590145.013.5831.120
Đảo Madura của Đông Java5.025,303,33.230.3003.622.7633.724.545**741**
Đảo Java1)124.412,9896.7118.063.445132.987.827141.300.000**1.136**

1) Số liệu bao gồm các đảo khác, song chúng có diện tích và dân số rất nhỏ, với khoảng 90.000 người.

2) Diện tích đất liền của các tỉnh theo điều tra năm 2010, có thể khác so với số liệu trước đó.

3) Điều tra sơ bộ năm 2015 chỉ được công bố theo đơn vị hành chính cấp một.

Một thiếu niên mặc trang phục truyền thống của người Java khoảng năm 1913, gồm khăn trùm đầu blangkon, sarong batik và kèm với kris.

Mặc dù có dân số lớn và điều này tương phản với các đảo lớn khác tại Indonesia, song Java tương đối đồng nhất về thành phần dân tộc. Chủ yếu có hai dân tộc bản địa trên đảo là người Javangười Sunda. Người Madura vốn cư trú tại đảo Madura ngay ngoài khơi bờ biển đông bắc của đảo Java, và họ nhập cư đến Đông Java với số lượng lớn từ thế kỷ 18.[25] Người Java chiếm khoảng hai phần ba số cư dân trên đảo, còn người Sunda và Madura lần lượt chiếm 20% và 10%.[25] Nhóm thứ tư là người Betawi, họ nói một phương ngữ của tiếng Mã Lai và là hậu duệ của cư dân sống quanh Batavia từ khoảng thế kỷ 17. Người Betawi là dân tộc lai, có nguồn gốc từ các dân tộc khác nhau trên quần đảo Indonesia như Mã Lai, Java, Sunda, Bali, Minang, Bugis và kết hợp với các dân tộc bên ngoài như người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ả Rập, Hoa và Ấn được đưa đến hoặc bị thu hút đến Batavia để đáp ứng nhu cầu lao động. Họ có đặc trưng về văn hoá và ngôn ngữ so với người Sunda và Java xung quanh.

Các nhạc công Gamelan người Sunda

Trường thi (kakawin) Tantu Pagelaran của người Java giải thích về nguồn gốc của đảo và tính chất núi lửa tại đây. Bốn khu vực văn hoá lớn trên đảo là kejawen hay khu trung tâm của người Java, duyên hải phía bắc là khu vực pasisir, vùng đất của người Sunda tại Tây Java, và đầu phía đông của đảo hay còn gọi là Blambangan. Madura tạo thành khu vực thứ năm, đảo này có quan hệ mật thiết về văn hoá với vùng duyên hải Java.[25] Văn hoá kejawen Java có tính chất chi phối nhất, tàn dư chế độ quý tộc Java có căn cứ tại đây, và đây là khu vực quê hương của đa phần tầng lớp tinh hoa quân sự, kinh doanh và chính trị Indonesia. Văn hoá, nghệ thuật và nghi lễ của khu vực này được cho là lịch sự và mẫu mực nhất trên đảo.[25] Lãnh thổ kéo dài từ Banyumas tại phía tây qua đến Blitar tại phía đông và bao gồm vùng đất nông nghiệp phì nhiêu và dân cư dày đặc nhất toàn quốc.[25]

Phần tây nam của tỉnh Trung Java thường được gọi là khu vực Banyumasan, tại đây diễn ra sự pha trộn về văn hoá; văn hoá Java và văn hoá Sunda được hợp thành văn hoá Banyumas. Tại các thành phố thủ phủ của miền Trung Java là YogyakartaSurakarta, các vị quân chủ đương đại có tổ tiên là triều đại Hồi giáo thời tiền thuộc địa, khiến cho các địa phương này là kho tàng kiên cố về văn hoá Java cổ điển. Các nghệ thuật cổ điển của Java gồm có âm nhạc gamelan và múa rối wayang.

Java là nơi có nhiều vương quốc có ảnh hưởng tại Đông Nam Á, và do đó, nhiều tác phẩm văn học có tác giả là người Java. Chúng gồm có Ken ArokKen Dedes, truyện về đứa trẻ mồ côi đã tiếm vị quốc vương, kết hôn với vương hậu của vương quốc Java cổ đại; và các bản dịch của RamayanaMahabharata. Pramoedya Ananta Toer là một tác giả đương đại nổi bật của Indonesia, ông viết nhiều chuyện dựa trên các trải nghiệm khi trưởng thành tại Java, và có nhiều yếu tố từ văn học dân gian và truyền thuyết lịch sử Java.

Ngôn ngữ tại Java (Tiếng Java có màu trắng). "Malay" chỉ Betawi.

Ba ngôn ngữ chính được nói tại Java là tiếng Java, tiếng Sundatiếng Madura. Các ngôn ngữ khác là Betawi (một phương ngữ Mã Lai địa phương tại khu vực Jakarta), [tiếng [Osing|Osing]], Banyumasan, và Tengger (liên hệ mật thiết với tiếng Java), Baduy (liên hệ mật thiết với tiếng Sunda), Kangean (liên hệ mật thiết với tiếng Madura), và Bali.[26] Đại đa số cư dân cũng nói tiếng Indonesia, thường là như ngôn ngữ thứ hai.

Ảnh hưởng từ Ấn Độ đến sớm nhất, tín ngưỡng Shiva và Phật giáo bén rễ sâu sắc trong xã hội Java, pha trộn với truyền thống và văn hoá bản địa[27] Hiện nay, trên đảo vẫn còn các khu vực theo Ấn Độ giáo nằm rải rác, có một cộng đồng Ấn Độ giáo lớn dọc theo bờ biển phía đông gần Bali, đặc biệt là quanh thị trấn Banyuwangi. Hồi giáo đến Java sau Ấn Độ giáo, hiện nay hơn 90% dân số Java là người Hồi giáo. Tồn tại phân biệt giữa santri, tức những người tin rằng họ chính thống hơn về đức tin và hành lễ Hồi giáo, với abangan, tức người pha trộn các khái niệm thuyết vật linh và Ấn Độ giáo từ trước đó và tiếp nhận hời hợt đức tin Hồi giáo.[27] Ngoài ra, còn có các cộng đồng Cơ Đốc giáo, chủ yếu là tại các thành phố lớn. Phật giáo cũng hiện diện trong thành phố lớn, tín đồ chủ yếu là người Hoa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Java http://www.cityandsuburbancleaners.com.au/Language... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/301673/J... http://www.thejakartapost.com/news/2010/08/23/popu... http://citypopulation.de/Indonesia-MU.html http://www.citypopulation.de/Indonesia-MU.html http://fax.libs.uga.edu/DS646x2xW819j/ http://fax.libs.uga.edu/DS646x2xW819j/1f/java_fact... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC384173 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6410399 http://books.google.co.id/books?id=9ic4BjWFmNIC&pg...